» » » màn hình mới trên khả năng đổi màu của mực

Phát triển màn hình dựa trên khả năng đổi màu của mực


Loài mực có khả năng cảm nhận màu sắc xung quanh và ngay lập tức thay đổi màu da để hòa mình vào môi trường. Lấy ý tưởng từ khả năng đặc biệt này, các nhà khoa học tại đại học Rice đã thực hiện một nghiên cứu nhằm phát triển các vật liệu có thể thay đổi màu sắc theo yêu cầu và mục tiêu cuối cùng là cải thiện chất lượng của màn hình LCD.




Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi phó giáo sư Stephan Link đã chế tạo một chiếc màn hình màu với mỗi điểm ảnh có kích thước 5 micron. Điểm ảnh được tạo thành bởi một mạng lưới các que nhôm nano có chức năng tái tạo các sắc màu đỏ, lục, lam. Bằng cách điều chỉnh điện tử chiều dài và khoảng cách giữa các que nano, chúng sẽ có thể thay đổi đặc tính khi phản xạ ánh sáng và kết quả là mỗi điểm ảnh có thể thay đổi màu sắc tương ứng.
Mỗi điểm ảnh trên chiếc màn hình của Link có kích thước chỉ bằng 1/40 so với điểm ảnh của các màn hình LCD thông thường. Một điểm ảnh chứa hàng trăm que nano và chúng được tạo ra bằng kỹ thuật lắng đọng chùm electron.
Nhóm nghiên cứu hy vọng rằng công nghệ này có thể được sử dụng để phát triển các thế hệ màn hình LCD mới - loại có thể được chế tạo từ các tấm polymer lớn trong đó mạng lưới que nano có thể thay thế các chất nhuộm màu thông thường. Vấn đề bị mờ của chất nhuộm khi phơi dưới sáng sẽ được khắc phục bởi công nghệ của đại học Rice.
Hiện tại, nhóm nghiên cứu vẫn đang phát triển công nghệ màn hình này đồng thời tìm kiếm các phương pháp để màn hình có thể "nhìn" thấy màu sắt xung quanh nó và sau đó chuyển đổi theo.

Hãy đón đọc các tin khác....
«
Next
Bài đăng Mới hơn
»
Previous
Bài đăng Cũ hơn

Không có nhận xét nào:

Leave a Reply